Phạm Nhữ Tăng sinh ra trong một gia tộc danh giá với nhiều võ tướng đã lập nhiều chiến công hiển hách.
- Ông là cháu bốn đời của danh tướng Phạm Ngũ Lão (1225-1320) đời Trần, người đã hai lần cùng quân dân nhà Trần đánh bại quân Nguyên Mông vào các năm 1258 và 1285;
- Ông là cháu ba đời của Phạm Nhữ Dực, một “thượng tướng bình Chiêm”, một “Đại khai tiên chỉ”, người đã nhiều lần đánh bại quân Chiêm Thành, đã được Hồ Quý Ly cử làm Chánh Đô án vũ sứ lộ Thăng Hoa vào năm 1402;
- Ông là cháu nội của Đinh Thượng Hầu Phạm Đức Đề, người đã cùng cha cầm quân chống lại người Chiêm khi họ theo quân Minh chiếm lại vùng đất Thăng Hoa, Tư Nghĩa khi nhà Hồ sụp đổ vào năm 1407.
- Cha Phạm Nhữ Tăng là Phạm Nhữ Dự, người đã có công phù tá Lê Lợi khởi nghĩa chống lại cuộc xâm lăng của nhà Minh, giành lại độc lập cho đất nước, được Lê Thái Tổ phong tước Cao Thọ Tập Phước Hầu.
Phạm Nhữ Tăng vốn có quê gốc ở làng Phù Ủng, huyện Mỹ Hào, Thừa tuyên Hải Dương (nay là huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên). Tổ tiên ông đã di cư vào ở xã Lỗ Huyền, huyện Lôi Dương, phủ Thiệu Thiên, Thừa tuyên Thanh Hoa (nay là huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa). Đến đời Phạm Nhữ Dực lại bắt đầu vào làm việc và sinh sống ở làng Đồng Tràm thuộc lộ Thăng Hoa (nay là xã Hương An, huyện Quế Sơn).
Phạm Nhữ Tăng sinh năm Tân Sửu (1421) dưới thời Minh thuộc. Năm Đại Hòa thứ ba (1445), dưới triều Lê Nhân Tông ông thi đỗ đệ nhị Điện Hoằng Từ Khoa, được phong làm Thái Bảo, kiêm Tri Quân Dân Chính Sự Vụ. Năm Quang Thuận thứ bảy (1467), được ban sắc Phụ Chánh Tham Tướng Phủ, Quãng Dương Hầu, Bình Chương Quân Quốc Trọng Sự.
Tháng 8 năm 1470, niên hiệu Hồng Đức nguyên niên, dưới thời Lê Thánh Tông, vua Chiêm là Trà Toàn đem 10 vạn quân, có cả voi và ngựa chiến đánh thành Hóa Châu (Huế). Trấn thủ Phạm Văn Hiển chống cự không nổi, phải rút vào thành cố thủ và cấp báo về triều. Tháng 10, vua Lê Thánh Tông sai sứ sang nhà Minh kể tội người Chiêm quấy nhiễu. Tháng 11, xuống chiếu và thân chinh đi bình Chiêm.
Phạm Nhữ Tăng được nhà vua hạ sắc phong làm Trung Quân Đô Thống, trao ấn Tiên Phong Thự Đổng Nhung, Chưởng Thập Đạo Tinh Binh Tiết Chế Thủy Lục Quân. Vua ban Ngự tửu và gắn Hàn Lâm Viện Học sĩ chương. Ngài dẫn đạo tiền phong, phát pháo hưng binh, mở thành môn thượng đại kỳ (Cờ vuông trong đỏ, ngoài viền vàng, có thêu bốn chữ “BÌNH CHIÊM HƯNG QUỐC” ) có vua Lê Thánh Tông ngự giá hậu tập.
Nguyên văn sắc phong
ĐIỆN TIỀN SẮC HẠ
Chiếu Dụ chỉ sở, báo đạo các khoản:
Những tiên Chiêm Thành dử ngã quốc kỳ hiệp bang giao hữu đặt Sứ thần, y quốc thường niên cống nhập thỉnh sự cầu hòa. Hiện kim, Chiêm Thành phãn nghịch, hành quân loạn động. Vu Thập Nhị Thừa Tuyên Công thần Phạm nhữ Tăng tuân lệnh. Nguyên Cai Phụ Chánh Tham tướng sự, Quảng Dương Hầu “THẦN” văn võ toàn tài, thông bửu chiếu chỉ “THẦN” tuân lệnh. Lãnh Trung Quân Đô Thống Thự Đổng Nhung lãnh ấn tiên phong, chưởng thập đạo tinh binh, chế thủy bộ lục bị quân trang tự Thuận Hóa Thừa tuyên chỉ nam Chiêm Thành Nam hoa, Cổ Lũy địa, trừ nghịch lộ tảo tán quân Chiêm loạn. “KHANH” tận kỳ trung báo quốc, tận kỳ nghĩa sự quân, hà hữu công tắt thưởng, hà hữu tội tắt trừng ở.
THÁNH MẠNG ĐIỆN CHIẾU
Thần, Phạm nhữ Tăng tuân mạng lệnh
Hồng Đức nhị niên, tam nguyệt, thập bát nhựt.
ĐẠI ẤN: Chế Mạng Chi Bửu
Dịch nghĩa:
Lệnh vua ban ra, gồm các khoản:
Những năm trước đây, nước Chiêm Thành đã có bang giao với nước ta, và đặt Sứ thần, hàng năm có triều cống giãn hòa. Bây giờ, nước Chiêm Thành phản nghịch, đánh phá nhiều nơi. Nay công thần Phạm nhữ Tăng đang tại chức Phụ Chánh Tham Tướng Phủ, tước là Quảng Dương Hầu; “Ngươi” văn hay võ giỏi, hãy nhận lệnh nhậm chức Trung Quân Đô Thống Thự Đỗng Nhung, dẫn đầu 10 đạo quân tinh nhuệ. Lệnh lãnh đạo tất cả hải lục quân và hãy lo trang bị quân trang quân dụng, từ Thuận Hóa (Thanh Hóa) trực chỉ hướng Nam vào đất Cổ Lũy của Chiêm Thành, tiêu diệt quân Chiêm phãn loạn.Nhà Ngươi phải hết lòng vì nước, hết tình vì quân. Nếu có công được thưởng, nếu có tội ắt bị phạt.
THÁNH MẠNG ĐIỆN CHIẾU
Thần, Phạm Nhữ Tăng tuân mạng lệnh
(Hồng Đức năm thứ hai, tháng ba, ngày mười tám)
ĐẠI ẤN: Chế Mạng Chi Bửu.
Dưới sự chỉ huy của Phạm Nhữ Tăng, đại quân tiến vào Đại Chiếm (bắc Quảng Nam), và Chiêm Động (nam Quảng Nam). Mở đầu chiến dịch, ngày 6 tháng Giêng năm Hồng Đức thứ 2 (1471), đạo quân tiên phong do tướng Cang Viễn chỉ huy vượt đèo Hải Vân, tập kích vào phòng tuyến Cu Đê, một tiền đồn quan trọng của quân Chiêm, nằm dưới chân đèo Hải Vân trên sông Cu Đê, bắt sống được viên tướng giữ trấn là Bồng Nga Sa. Ngày 6 tháng Hai, hai đạo thủy bộ hợp nhau đánh tan đạo quân của Trà Toại (em Trà Toàn) từ cựu đô Trà Kiệu kéo về cứu viện cho anh ở gần Sa Kỳ (Quảng Ngãi). Ngày 17 tháng Hai nhà vua tiến quân tấn công cửa Thị Nại. Ngày 28 tháng Hai quân Đại Việt đã bao vây thành Đồ Bàn, ngày 1 tháng Ba hạ thành.Vua Chiêm là Trà Toàn cùng hơn 3 vạn người gồm cả văn quan, võ tướng, phi tần, binh lính bị bắt.Vương triều thứ XIV của người Chăm chấm dứt.
Ngày 2 tháng Ba năm 1471 nhà vua ban chiếu hồi triều. Chiến dịch bình Chiêm hoàn tất thắng lợi với 89 ngày đêm kể từ ngày xuất quân (3/Chạp) nhưng thực chất chỉ có 55 kể từ trận đánh mở màn vào phòng tuyến Cu Đê.
Tháng Sáu năm 1471, nhà vua xuống chiếu thành lập Thừa tuyên Quảng Nam, thừa tuyên thứ 13 của Đại Việt gồm 3 phủ 9 huyện. Chữ Quảng Nam lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử.
Sau khi chiếm Đồ Bàn, Phạm Như Tăng được bố trí ở lại và được vua trao quyền quản trị vùng đất mới, giữ vững an ninh, tổ chức di dân mở đất, lập làng xã. Đô Thống phủ của thừa tuyên Quảng Nam lúc ấy đặt tại thành Đồ Bàn, thuộc phủ Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Sau khi thành lập đạo thừa tuyên Quảng Nam, lúc đầu ông được sai phấn trấn trị phủ Hoài Nhân (Tri Phủ). Ông và đại tướng bộ binh Nguyễn Đức Trung được triều đình trao quyền quản trị vùng này.
Năm 1472, sau khi Thái úy Trình Quốc công Nguyễn Đức Trung sức yếu trở về Tây Kinh (Tây Đô – Thanh Hóa), ông được hoàng đế Lê Thánh Tông trao chức Đô ty Quảng Nam kiêm trấn phủ Hoài Nhân (Đô Thống phủ). Chỉ dụ phong chức cho Phạm Nhữ Tăng có viết:
“Quảng Nam tang thiết thừa tuyên, công thần phụ chánh tham tướng Phủ Quảng Dương Hầu Phạm Nhữ Tăng
Xã tắc thạnh cường ư tại khanh
Trẫm dữ khanh chỉ đồng tương tín
Kiết nãi kỳ tâm hậu thành đại nghĩa
Nam phương trấn tiểu vương diệt đồng”.
Tuân chỉ nhà vua, Phạm Nhữ Tăng lưu lại phương Nam ra sức xây dựng vùng đất mới. Ông cai trị dân chúng bằng tấm lòng khoan dung, ra sức vỗ an người Chiêm ở lại, giúp họ hòa nhập vào cộng đồng người Việt, ra sức chăm lo phát triển kinh tế, áp dụng hình luật nghiêm minh. Nhờ đức độ và chính sách cai trị của ông vùng đất mới từng bước ổn định phát triển.
Ông xây dựng bộ máy cai trị từ hành chánh đến quân sự gồm có:
Thừa chánh sử ty: do Ngự sử đảm nhận lo các việc hành chính – xã hội. Hiến sát sử ty: coi việc hình sự (an ninh). Đô tổng binh sử ty: coi việc binh lính. Chức chưởng các cơ quan đều được quy định rõ ràng. Ông chiêu mộ nhân dân khai thác phủ Thăng Hoa, lập xã Hương Ly (nay một phần thuộc huyện Thăng Bình) và bắt đầu khai địa tịch (sổ ruộng đất) ở Ngũ Hương. Ngũ Hương tức 5 làng gồm có: Hương Quế, Hương Lộc, Hương An, Hương Yên, và Hương Lư…(Nay là các xã vùng đông huyện Quế Sơn như Quế Phú, Hương An).
Phạm Nhữ Tăng lưu trấn ở thành Đồ Bàn bảy năm. Do tuổi cao lại phải dốc hết tâm sức vào việc xây dựng và bảo vệ vùng đất biên viễn xa xôi nhiều bất trắc nên mùa xuân năm Hồng Đức thứ 8 (1478) ông ngã bịnh. Nghe tin vua Lê Thánh Tông đã cho Thái y đến nơi chăm lo thuốc thang, nhưng bệnh mỗi ngày thêm trầm trọng đến giờ Tuất ngày 21 tháng 2 đời Hồng Đức thứ 8 thì từ trần, hưởng thọ 57 tuổi.
Quân tốc báo về triều, vua Hồng Đức lấy làm thương tiếc, bèn hạ chiếu chỉ rằng:
“Công thần khai quốc, tịch sự tam triều huân vọng, vị triều đình ỷ trọng, xã tắc an nguy, tại “KHANH” số nhơn kiệt nãi, tâm lực kỳ dư vu trị, chí nhựt thọ bệnh nhi chung. “TRẪM” tại bá kỳ phi tâm hoảng ốc. “KHANH” đẳng thời quyền đới nghĩa khí vu tư, vị cập thù công kịch đương dĩ quốc vi niệm,” TRẪM” sở thâm vọng chi tình “KHANH” cự thượng giả trung đặc thân giả chánh, đàn tịch tả hửu vu tư, lục niên ái quốc chi trung, tử nhi hậu dĩ”
Dịch:
Là một người có công mở mang bờ cõi, phục vụ ba triều, đã vì triều đình coi trọng, vì đất nước an nguy, nhà Ngươi số sống đã tận, sức cùng không chửa được, thọ bệnh mà chết. Ta đây tâm lòng không yên. Ngươi khi sống vì nghĩa mà vô tư, vì nước mà ra sức. Ta đối với Ngươi tình rất nặng tình, sáu năm vì yêu nước mến vua, nếm mật nằm gai, con cháu ngày sau thừa hưởng.
Di hài của Phạm Nhữ Tăng được khâm liệm và an táng tại Trường Xà Thành, nay thuộc quận An nhơn, cách thành Bình Định 6 km về phía tây. Vua hạ chiếu cho cả nước để tang 21 ngày. Sáu tháng sau, nhà vua sai Thái lý về quê ông ở phủ Thăng Hoa, tìm huyệt để làm lễ đại táng.Thái lý tìm được huyệt “lục long tranh châu” tại xứ Bàu Sanh làng Hương Quế. Huyệt có tiền án hậu chẫm, có tả Thanh long, hữu Bạch hổ, và phía trước có Minh đường thủy tụ. Nhà vua rất hài lòng nên giáng chiếu cho lục bộ quan viên vào Trường Xà Thành khai quật hài cốt lên đại liệm vào hòm sành, và sắp đặt việc cử hành lễ di quan về quê.
Lễ di quan cải táng được cử hành rất trọng thể. Dẫn đầu là hai thớt voi được phủ dải yếm bằng nỉ đỏ thêu hoa văn rực rỡ, có nhiều tàng lọng che. Tiếp theo là dãy trướng liễn do triều thần đi viếng cùng với hàng cờ xí. Theo sau là đội chinh cổ và phường bát âm rồi đến long đình hai dãy tả hữu văn võ lỗ bộ. Quan tài, bàn triệu đi sau được các quan đại thần triều đình và đạo Quảng Nam ngồi trên đoàn voi ngựa đưa tang. Đám rước từ Trường Xà Thành về đến xứ Bàu Sanh xã Hương Quế mất hơn 1 tháng. Khi quan tài về đến nơi nhà vua cũng vừa ngự vào đến nơi để chủ trì việc trị táng. Ngài ra lệnh cho thợ xây lăng mộ và trích trí khuê điền một mẫu bảy sào giao cho dân xã Hương Quế ngày đêm hương khói phụng tự.
Đích thân nhà vua viết hai câu đối ban tặng cho ông:
Nghĩa sĩ uẩn cơ mưu, hiệp lực nhứt tâm bình Chiêm quốc
Miếu đài khai tráng lệ, linh hồn thiên cổ hiển Nam bang
Dịch nghĩa:
Nghĩa sĩ lắm cơ mưu, hiệp lực một lòng bình Chiêm quốc
Gương đài thêm rạng rỡ, hương hồn ngàn thuở rạng trời Nam.
Hai câu đối này hiện nay vẫn còn trên trụ biểu trước lăng mộ của ông. Lê Thánh Tông còn gia phong cho ông là Hoằng Túc trợ võ Đặc tấn phụ quốc, Quảng Dương hầu, Phạm Quý công đại phu.
Sau này khi nhà Lê trung hưng, vua Lê Thần Tông (1619 – 1642, 1649 – 1662) lên ngôi tưởng nhớ công ơn của ông đã có công mở rộng bờ cõi Đại Việt về phương Nam nên đã sắc phong cho ông tước Chánh Ngự Nam Phương Phạm Ngũ Quân Phò Hựu Thượng Đẳng Thần và cho xây lại lăng mộ. Nội dung sắc phong:
Công thần Phạm Quý Công
Thọ Phụ Chánh Quảng Dương Hầu lãnh Trung Quân Đô Thống Thự Đổng Nhung Trợ Võ Dực bảo Trung Hưng Tá Quốc Gia Đại Nghĩa Phu Hựu Đại Thần.
Kim triều truy tặng
Hoằng Tác Trợ Võ, Cang khác, Đoan túc
Tiền hiền, Phạm Phú Quân, Chánh Ngự Nam Phương Phạm Ngũ Quân Phò Hựu Thượng Đẳng Thần.
Hoàng triều Đại Việt, Dương Hòa nguyên niên, tứ nguyệt, thập lục nhật.
Giao Quảng Nam Dinh, Thăng Ba phủ, Hương Ly xã, nghi chuyển đệ sắc phong Phạm tộc phụng sự.
Bản sắc phong này có đóng dấu Chế phong chi bửu còn bản sắc phong của vua Lê Thánh Tông có đóng dấu Chế mạng chi bửu.Hiện hai bản sắc phong này và các sắc phong khác được tộc Phạm làng Hương Quế giữ gìn cẩn thận dù trải hơn 500 năm với nhiều biến cố.
Phạm Nhữ Tăng có hai người con trai là Phạm Nhữ Triều và Phạm Nhữ Tộ.
Phạm Nhữ Triều là một võ quan. Năm Hồng Đức thứ 28 (1498), ông được phong Chánh đề đốc điều hành Lục Viện Trung cơ, có trách nhiệm chiêu binh, tập luyện làm quân dự bị ở phủ Thăng Hoa. Khi nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê ông đã chống lại. Ông hợp quân cùng Lê Đại An, Lê Ý vây đánh quân Mạc ở Chương Dương. Sự nghiệp khôi phục nhà Lê chưa thành thì ông lâm bệnh qua đời vào năm 1531. Khi nhà Lê trung hưng vua Lê Trang Tông đã truy phong ông tước Thượng tướng công Triệt dõng Húc Võ Trợ oai chi thần.
Với việc Phạm Nhữ Dực được an táng tại làng Đồng Tràm rồi sau này Phạm Nhữ Tăng được cải táng về Bàu Sanh đã làm cho vùng Ngũ Hương (gồm cả các làng Hương Quế và Đồng Tràm) trở thành quê hương thứ hai của tộc Phạm ở xứ Đàng Trong. Các làng Đồng Tràm, Hương Quế trở thành những ngôi làng tiền hiền của Xứ Quảng và tộc Phạm là dòng tộc nổi tiếng của vùng. Dân gian vẫn truyền nhau câu:
Bao giờ núi Quế hết cây
Bàu Sanh hết nước họ này hết quan.
Thật vậy suốt gần 500 năm dưới thời phong kiến đây là họ tộc luôn có người thi đỗ và làm quan lớn, nam đã đành, nữ cũng vậy. Nam có Phạm Nhữ Triều, Phạm Nhữ Ngọc, Phạm Nhữ Đa, Phạm Nhữ Phong, Phạm Nhữ Khuê, Phạm Nhữ Thuật…Về nữ tiêu biểu có hai cháu nội gái của Phạm Nhữ Tăng là Phạm Thị Lang và Phạm Thị Phi. Phạm Thị Lang là vợ của Thiếu phó Quận công Tống Phước Khang, người làng Tống Sơn tỉnh Thanh Hóa làm quan dưới thời chúa Nguyễn Phúc Lan (1635-1648). Con gái của bà là Tống Thị Trước được chọn làm thứ phi của chúa Nguyễn Phúc Tần (1648-1687) và là mẹ của chúa Nguyễn Phúc Thái (1687-1691). Sau khi bà mất được phong là Huệ Thánh Hoàng hậu. Còn bà Phạm Thị Phi cũng được tuyển vào cung và trở thành nhũ mẫu của chúa Nguyễn Phúc Thái, khi chết được phong là Quốc vương Nhũ Mẫu Quốc thích..
Lăng mộ của Phạm Nhữ Tăng được con cháu tộc Phạm nhiều lần trùng tu. Ba lần gần đây nhất là vào các năm 1957, 1969 và 1996, và hiện nay đang trở thành một di tích văn hóa lịch sử, một điểm du lịch quan trọng thu hút nhiều khách du lịch đến viếng ở Quảng Nam.
Dân làng Hương Quế đã tôn Phạm Nhữ Tăng là tiền hiền của làng (cùng Nguyễn Ngọc Thanh và Trần Văn Chơn). Tượng Phạm Nhữ Tăng hiện được thờ ở gian giữa của nhà thờ tộc Phạm tại làng Hương Quế, xã Quế Phú, huyện Quế Sơn.
Chú thích:
(1) Có người cho là ông sinh ở vùng Đồng Tràm, gần xã Hiền Lương, tổng An Thạch, phủ Thăng Hoa (nay là xã Bình Giang, huyện Thăng Bình) nhưng không thấy sách vỡ nào đề cập nơi sinh. Có lẽ người ta thấy mộ của thân phụ ông tại đây nên nghĩ như vậy.
(2) Tất cả các sắc phong này đều được con cháu tộc Phạm tại làng Hương Quế lưu giữ cẩn thận. Chúng tôi dựa vào “Một tài liệu về cuộc di dân Nam tiến của tiền nhân”của Lâm Hoài Nam .
Phạm Nhữ Tăng (1421 – 1478)
Phạm Nhữ Tăng sinh ra trong một gia tộc danh giá với nhiều võ tướng đã lập nhiều chiến công hiển hách.
- Ông là cháu bốn đời của danh tướng Phạm Ngũ Lão (1225-1320) đời Trần, người đã hai lần cùng quân dân nhà Trần đánh bại quân Nguyên Mông vào các năm 1258 và 1285;
- Ông là cháu ba đời của Phạm Nhữ Dực, một “thượng tướng bình Chiêm”, một “Đại khai tiên chỉ”, người đã nhiều lần đánh bại quân Chiêm Thành, đã được Hồ Quý Ly cử làm Chánh Đô án vũ sứ lộ Thăng Hoa vào năm 1402;
- Ông là cháu nội của Đinh Thượng Hầu Phạm Đức Đề, người đã cùng cha cầm quân chống lại người Chiêm khi họ theo quân Minh chiếm lại vùng đất Thăng Hoa, Tư Nghĩa khi nhà Hồ sụp đổ vào năm 1407.
- Cha Phạm Nhữ Tăng là Phạm Nhữ Dự, người đã có công phù tá Lê Lợi khởi nghĩa chống lại cuộc xâm lăng của nhà Minh, giành lại độc lập cho đất nước, được Lê Thái Tổ phong tước Cao Thọ Tập Phước Hầu.
Phạm Nhữ Tăng vốn có quê gốc ở làng Phù Ủng, huyện Mỹ Hào, Thừa tuyên Hải Dương (nay là huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên). Tổ tiên ông đã di cư vào ở xã Lỗ Huyền, huyện Lôi Dương, phủ Thiệu Thiên, Thừa tuyên Thanh Hoa (nay là huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa). Đến đời Phạm Nhữ Dực lại bắt đầu vào làm việc và sinh sống ở làng Đồng Tràm thuộc lộ Thăng Hoa (nay là xã Hương An, huyện Quế Sơn).
Phạm Nhữ Tăng sinh năm Tân Sửu (1421) dưới thời Minh thuộc. Năm Đại Hòa thứ ba (1445), dưới triều Lê Nhân Tông ông thi đỗ đệ nhị Điện Hoằng Từ Khoa, được phong làm Thái Bảo, kiêm Tri Quân Dân Chính Sự Vụ. Năm Quang Thuận thứ bảy (1467), được ban sắc Phụ Chánh Tham Tướng Phủ, Quãng Dương Hầu, Bình Chương Quân Quốc Trọng Sự.
Tháng 8 năm 1470, niên hiệu Hồng Đức nguyên niên, dưới thời Lê Thánh Tông, vua Chiêm là Trà Toàn đem 10 vạn quân, có cả voi và ngựa chiến đánh thành Hóa Châu (Huế). Trấn thủ Phạm Văn Hiển chống cự không nổi, phải rút vào thành cố thủ và cấp báo về triều. Tháng 10, vua Lê Thánh Tông sai sứ sang nhà Minh kể tội người Chiêm quấy nhiễu. Tháng 11, xuống chiếu và thân chinh đi bình Chiêm.
Phạm Nhữ Tăng được nhà vua hạ sắc phong làm Trung Quân Đô Thống, trao ấn Tiên Phong Thự Đổng Nhung, Chưởng Thập Đạo Tinh Binh Tiết Chế Thủy Lục Quân. Vua ban Ngự tửu và gắn Hàn Lâm Viện Học sĩ chương. Ngài dẫn đạo tiền phong, phát pháo hưng binh, mở thành môn thượng đại kỳ (Cờ vuông trong đỏ, ngoài viền vàng, có thêu bốn chữ “BÌNH CHIÊM HƯNG QUỐC” ) có vua Lê Thánh Tông ngự giá hậu tập.
Nguyên văn sắc phong
ĐIỆN TIỀN SẮC HẠ
Chiếu Dụ chỉ sở, báo đạo các khoản:
Những tiên Chiêm Thành dử ngã quốc kỳ hiệp bang giao hữu đặt Sứ thần, y quốc thường niên cống nhập thỉnh sự cầu hòa. Hiện kim, Chiêm Thành phãn nghịch, hành quân loạn động. Vu Thập Nhị Thừa Tuyên Công thần Phạm nhữ Tăng tuân lệnh. Nguyên Cai Phụ Chánh Tham tướng sự, Quảng Dương Hầu “THẦN” văn võ toàn tài, thông bửu chiếu chỉ “THẦN” tuân lệnh. Lãnh Trung Quân Đô Thống Thự Đổng Nhung lãnh ấn tiên phong, chưởng thập đạo tinh binh, chế thủy bộ lục bị quân trang tự Thuận Hóa Thừa tuyên chỉ nam Chiêm Thành Nam hoa, Cổ Lũy địa, trừ nghịch lộ tảo tán quân Chiêm loạn. “KHANH” tận kỳ trung báo quốc, tận kỳ nghĩa sự quân, hà hữu công tắt thưởng, hà hữu tội tắt trừng ở.
THÁNH MẠNG ĐIỆN CHIẾU
Thần, Phạm nhữ Tăng tuân mạng lệnh
Hồng Đức nhị niên, tam nguyệt, thập bát nhựt.
ĐẠI ẤN: Chế Mạng Chi Bửu
Dịch nghĩa:
Lệnh vua ban ra, gồm các khoản:
Những năm trước đây, nước Chiêm Thành đã có bang giao với nước ta, và đặt Sứ thần, hàng năm có triều cống giãn hòa. Bây giờ, nước Chiêm Thành phản nghịch, đánh phá nhiều nơi. Nay công thần Phạm nhữ Tăng đang tại chức Phụ Chánh Tham Tướng Phủ, tước là Quảng Dương Hầu; “Ngươi” văn hay võ giỏi, hãy nhận lệnh nhậm chức Trung Quân Đô Thống Thự Đỗng Nhung, dẫn đầu 10 đạo quân tinh nhuệ. Lệnh lãnh đạo tất cả hải lục quân và hãy lo trang bị quân trang quân dụng, từ Thuận Hóa (Thanh Hóa) trực chỉ hướng Nam vào đất Cổ Lũy của Chiêm Thành, tiêu diệt quân Chiêm phãn loạn.Nhà Ngươi phải hết lòng vì nước, hết tình vì quân. Nếu có công được thưởng, nếu có tội ắt bị phạt.
THÁNH MẠNG ĐIỆN CHIẾU
Thần, Phạm Nhữ Tăng tuân mạng lệnh
(Hồng Đức năm thứ hai, tháng ba, ngày mười tám)
ĐẠI ẤN: Chế Mạng Chi Bửu.
Dưới sự chỉ huy của Phạm Nhữ Tăng, đại quân tiến vào Đại Chiếm (bắc Quảng Nam), và Chiêm Động (nam Quảng Nam). Mở đầu chiến dịch, ngày 6 tháng Giêng năm Hồng Đức thứ 2 (1471), đạo quân tiên phong do tướng Cang Viễn chỉ huy vượt đèo Hải Vân, tập kích vào phòng tuyến Cu Đê, một tiền đồn quan trọng của quân Chiêm, nằm dưới chân đèo Hải Vân trên sông Cu Đê, bắt sống được viên tướng giữ trấn là Bồng Nga Sa. Ngày 6 tháng Hai, hai đạo thủy bộ hợp nhau đánh tan đạo quân của Trà Toại (em Trà Toàn) từ cựu đô Trà Kiệu kéo về cứu viện cho anh ở gần Sa Kỳ (Quảng Ngãi). Ngày 17 tháng Hai nhà vua tiến quân tấn công cửa Thị Nại. Ngày 28 tháng Hai quân Đại Việt đã bao vây thành Đồ Bàn, ngày 1 tháng Ba hạ thành.Vua Chiêm là Trà Toàn cùng hơn 3 vạn người gồm cả văn quan, võ tướng, phi tần, binh lính bị bắt.Vương triều thứ XIV của người Chăm chấm dứt.
Ngày 2 tháng Ba năm 1471 nhà vua ban chiếu hồi triều. Chiến dịch bình Chiêm hoàn tất thắng lợi với 89 ngày đêm kể từ ngày xuất quân (3/Chạp) nhưng thực chất chỉ có 55 kể từ trận đánh mở màn vào phòng tuyến Cu Đê.
Tháng Sáu năm 1471, nhà vua xuống chiếu thành lập Thừa tuyên Quảng Nam, thừa tuyên thứ 13 của Đại Việt gồm 3 phủ 9 huyện. Chữ Quảng Nam lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử.
Sau khi chiếm Đồ Bàn, Phạm Như Tăng được bố trí ở lại và được vua trao quyền quản trị vùng đất mới, giữ vững an ninh, tổ chức di dân mở đất, lập làng xã. Đô Thống phủ của thừa tuyên Quảng Nam lúc ấy đặt tại thành Đồ Bàn, thuộc phủ Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Sau khi thành lập đạo thừa tuyên Quảng Nam, lúc đầu ông được sai phấn trấn trị phủ Hoài Nhân (Tri Phủ). Ông và đại tướng bộ binh Nguyễn Đức Trung được triều đình trao quyền quản trị vùng này.
Năm 1472, sau khi Thái úy Trình Quốc công Nguyễn Đức Trung sức yếu trở về Tây Kinh (Tây Đô – Thanh Hóa), ông được hoàng đế Lê Thánh Tông trao chức Đô ty Quảng Nam kiêm trấn phủ Hoài Nhân (Đô Thống phủ). Chỉ dụ phong chức cho Phạm Nhữ Tăng có viết:
“Quảng Nam tang thiết thừa tuyên, công thần phụ chánh tham tướng Phủ Quảng Dương Hầu Phạm Nhữ Tăng
Xã tắc thạnh cường ư tại khanh
Trẫm dữ khanh chỉ đồng tương tín
Kiết nãi kỳ tâm hậu thành đại nghĩa
Nam phương trấn tiểu vương diệt đồng”.
Tuân chỉ nhà vua, Phạm Nhữ Tăng lưu lại phương Nam ra sức xây dựng vùng đất mới. Ông cai trị dân chúng bằng tấm lòng khoan dung, ra sức vỗ an người Chiêm ở lại, giúp họ hòa nhập vào cộng đồng người Việt, ra sức chăm lo phát triển kinh tế, áp dụng hình luật nghiêm minh. Nhờ đức độ và chính sách cai trị của ông vùng đất mới từng bước ổn định phát triển.
Ông xây dựng bộ máy cai trị từ hành chánh đến quân sự gồm có:
Thừa chánh sử ty: do Ngự sử đảm nhận lo các việc hành chính – xã hội. Hiến sát sử ty: coi việc hình sự (an ninh). Đô tổng binh sử ty: coi việc binh lính. Chức chưởng các cơ quan đều được quy định rõ ràng. Ông chiêu mộ nhân dân khai thác phủ Thăng Hoa, lập xã Hương Ly (nay một phần thuộc huyện Thăng Bình) và bắt đầu khai địa tịch (sổ ruộng đất) ở Ngũ Hương. Ngũ Hương tức 5 làng gồm có: Hương Quế, Hương Lộc, Hương An, Hương Yên, và Hương Lư…(Nay là các xã vùng đông huyện Quế Sơn như Quế Phú, Hương An).
Phạm Nhữ Tăng lưu trấn ở thành Đồ Bàn bảy năm. Do tuổi cao lại phải dốc hết tâm sức vào việc xây dựng và bảo vệ vùng đất biên viễn xa xôi nhiều bất trắc nên mùa xuân năm Hồng Đức thứ 8 (1478) ông ngã bịnh. Nghe tin vua Lê Thánh Tông đã cho Thái y đến nơi chăm lo thuốc thang, nhưng bệnh mỗi ngày thêm trầm trọng đến giờ Tuất ngày 21 tháng 2 đời Hồng Đức thứ 8 thì từ trần, hưởng thọ 57 tuổi.
Quân tốc báo về triều, vua Hồng Đức lấy làm thương tiếc, bèn hạ chiếu chỉ rằng:
“Công thần khai quốc, tịch sự tam triều huân vọng, vị triều đình ỷ trọng, xã tắc an nguy, tại “KHANH” số nhơn kiệt nãi, tâm lực kỳ dư vu trị, chí nhựt thọ bệnh nhi chung. “TRẪM” tại bá kỳ phi tâm hoảng ốc. “KHANH” đẳng thời quyền đới nghĩa khí vu tư, vị cập thù công kịch đương dĩ quốc vi niệm,” TRẪM” sở thâm vọng chi tình “KHANH” cự thượng giả trung đặc thân giả chánh, đàn tịch tả hửu vu tư, lục niên ái quốc chi trung, tử nhi hậu dĩ”
Dịch:
Là một người có công mở mang bờ cõi, phục vụ ba triều, đã vì triều đình coi trọng, vì đất nước an nguy, nhà Ngươi số sống đã tận, sức cùng không chửa được, thọ bệnh mà chết. Ta đây tâm lòng không yên. Ngươi khi sống vì nghĩa mà vô tư, vì nước mà ra sức. Ta đối với Ngươi tình rất nặng tình, sáu năm vì yêu nước mến vua, nếm mật nằm gai, con cháu ngày sau thừa hưởng.
Di hài của Phạm Nhữ Tăng được khâm liệm và an táng tại Trường Xà Thành, nay thuộc quận An nhơn, cách thành Bình Định 6 km về phía tây. Vua hạ chiếu cho cả nước để tang 21 ngày. Sáu tháng sau, nhà vua sai Thái lý về quê ông ở phủ Thăng Hoa, tìm huyệt để làm lễ đại táng.Thái lý tìm được huyệt “lục long tranh châu” tại xứ Bàu Sanh làng Hương Quế. Huyệt có tiền án hậu chẫm, có tả Thanh long, hữu Bạch hổ, và phía trước có Minh đường thủy tụ. Nhà vua rất hài lòng nên giáng chiếu cho lục bộ quan viên vào Trường Xà Thành khai quật hài cốt lên đại liệm vào hòm sành, và sắp đặt việc cử hành lễ di quan về quê.
Lễ di quan cải táng được cử hành rất trọng thể. Dẫn đầu là hai thớt voi được phủ dải yếm bằng nỉ đỏ thêu hoa văn rực rỡ, có nhiều tàng lọng che. Tiếp theo là dãy trướng liễn do triều thần đi viếng cùng với hàng cờ xí. Theo sau là đội chinh cổ và phường bát âm rồi đến long đình hai dãy tả hữu văn võ lỗ bộ. Quan tài, bàn triệu đi sau được các quan đại thần triều đình và đạo Quảng Nam ngồi trên đoàn voi ngựa đưa tang. Đám rước từ Trường Xà Thành về đến xứ Bàu Sanh xã Hương Quế mất hơn 1 tháng. Khi quan tài về đến nơi nhà vua cũng vừa ngự vào đến nơi để chủ trì việc trị táng. Ngài ra lệnh cho thợ xây lăng mộ và trích trí khuê điền một mẫu bảy sào giao cho dân xã Hương Quế ngày đêm hương khói phụng tự.
Đích thân nhà vua viết hai câu đối ban tặng cho ông:
Nghĩa sĩ uẩn cơ mưu, hiệp lực nhứt tâm bình Chiêm quốc
Miếu đài khai tráng lệ, linh hồn thiên cổ hiển Nam bang
Dịch nghĩa:
Nghĩa sĩ lắm cơ mưu, hiệp lực một lòng bình Chiêm quốc
Gương đài thêm rạng rỡ, hương hồn ngàn thuở rạng trời Nam.
Hai câu đối này hiện nay vẫn còn trên trụ biểu trước lăng mộ của ông. Lê Thánh Tông còn gia phong cho ông là Hoằng Túc trợ võ Đặc tấn phụ quốc, Quảng Dương hầu, Phạm Quý công đại phu.
Sau này khi nhà Lê trung hưng, vua Lê Thần Tông (1619 – 1642, 1649 – 1662) lên ngôi tưởng nhớ công ơn của ông đã có công mở rộng bờ cõi Đại Việt về phương Nam nên đã sắc phong cho ông tước Chánh Ngự Nam Phương Phạm Ngũ Quân Phò Hựu Thượng Đẳng Thần và cho xây lại lăng mộ. Nội dung sắc phong:
Công thần Phạm Quý Công
Thọ Phụ Chánh Quảng Dương Hầu lãnh Trung Quân Đô Thống Thự Đổng Nhung Trợ Võ Dực bảo Trung Hưng Tá Quốc Gia Đại Nghĩa Phu Hựu Đại Thần.
Kim triều truy tặng
Hoằng Tác Trợ Võ, Cang khác, Đoan túc
Tiền hiền, Phạm Phú Quân, Chánh Ngự Nam Phương Phạm Ngũ Quân Phò Hựu Thượng Đẳng Thần.
Hoàng triều Đại Việt, Dương Hòa nguyên niên, tứ nguyệt, thập lục nhật.
Giao Quảng Nam Dinh, Thăng Ba phủ, Hương Ly xã, nghi chuyển đệ sắc phong Phạm tộc phụng sự.
Bản sắc phong này có đóng dấu Chế phong chi bửu còn bản sắc phong của vua Lê Thánh Tông có đóng dấu Chế mạng chi bửu.Hiện hai bản sắc phong này và các sắc phong khác được tộc Phạm làng Hương Quế giữ gìn cẩn thận dù trải hơn 500 năm với nhiều biến cố.
Phạm Nhữ Tăng có hai người con trai là Phạm Nhữ Triều và Phạm Nhữ Tộ.
Phạm Nhữ Triều là một võ quan. Năm Hồng Đức thứ 28 (1498), ông được phong Chánh đề đốc điều hành Lục Viện Trung cơ, có trách nhiệm chiêu binh, tập luyện làm quân dự bị ở phủ Thăng Hoa. Khi nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê ông đã chống lại. Ông hợp quân cùng Lê Đại An, Lê Ý vây đánh quân Mạc ở Chương Dương. Sự nghiệp khôi phục nhà Lê chưa thành thì ông lâm bệnh qua đời vào năm 1531. Khi nhà Lê trung hưng vua Lê Trang Tông đã truy phong ông tước Thượng tướng công Triệt dõng Húc Võ Trợ oai chi thần.
Với việc Phạm Nhữ Dực được an táng tại làng Đồng Tràm rồi sau này Phạm Nhữ Tăng được cải táng về Bàu Sanh đã làm cho vùng Ngũ Hương (gồm cả các làng Hương Quế và Đồng Tràm) trở thành quê hương thứ hai của tộc Phạm ở xứ Đàng Trong. Các làng Đồng Tràm, Hương Quế trở thành những ngôi làng tiền hiền của Xứ Quảng và tộc Phạm là dòng tộc nổi tiếng của vùng. Dân gian vẫn truyền nhau câu:
Bao giờ núi Quế hết cây
Bàu Sanh hết nước họ này hết quan.
Thật vậy suốt gần 500 năm dưới thời phong kiến đây là họ tộc luôn có người thi đỗ và làm quan lớn, nam đã đành, nữ cũng vậy. Nam có Phạm Nhữ Triều, Phạm Nhữ Ngọc, Phạm Nhữ Đa, Phạm Nhữ Phong, Phạm Nhữ Khuê, Phạm Nhữ Thuật…Về nữ tiêu biểu có hai cháu nội gái của Phạm Nhữ Tăng là Phạm Thị Lang và Phạm Thị Phi. Phạm Thị Lang là vợ của Thiếu phó Quận công Tống Phước Khang, người làng Tống Sơn tỉnh Thanh Hóa làm quan dưới thời chúa Nguyễn Phúc Lan (1635-1648). Con gái của bà là Tống Thị Trước được chọn làm thứ phi của chúa Nguyễn Phúc Tần (1648-1687) và là mẹ của chúa Nguyễn Phúc Thái (1687-1691). Sau khi bà mất được phong là Huệ Thánh Hoàng hậu. Còn bà Phạm Thị Phi cũng được tuyển vào cung và trở thành nhũ mẫu của chúa Nguyễn Phúc Thái, khi chết được phong là Quốc vương Nhũ Mẫu Quốc thích..
Lăng mộ của Phạm Nhữ Tăng được con cháu tộc Phạm nhiều lần trùng tu. Ba lần gần đây nhất là vào các năm 1957, 1969 và 1996, và hiện nay đang trở thành một di tích văn hóa lịch sử, một điểm du lịch quan trọng thu hút nhiều khách du lịch đến viếng ở Quảng Nam.
Dân làng Hương Quế đã tôn Phạm Nhữ Tăng là tiền hiền của làng (cùng Nguyễn Ngọc Thanh và Trần Văn Chơn). Tượng Phạm Nhữ Tăng hiện được thờ ở gian giữa của nhà thờ tộc Phạm tại làng Hương Quế, xã Quế Phú, huyện Quế Sơn.
Chú thích:
(1) Có người cho là ông sinh ở vùng Đồng Tràm, gần xã Hiền Lương, tổng An Thạch, phủ Thăng Hoa (nay là xã Bình Giang, huyện Thăng Bình) nhưng không thấy sách vỡ nào đề cập nơi sinh. Có lẽ người ta thấy mộ của thân phụ ông tại đây nên nghĩ như vậy.
(2) Tất cả các sắc phong này đều được con cháu tộc Phạm tại làng Hương Quế lưu giữ cẩn thận. Chúng tôi dựa vào “Một tài liệu về cuộc di dân Nam tiến của tiền nhân”của Lâm Hoài Nam .